Kết quả Chỉ số PAR Index, SIPAS năm 2023 của tỉnh Trà Vinh

    Sáng ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cùng lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, lãnh đạo Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị; về phía tỉnh Trà Vinh, có ông Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và bà Kim Thị Thanh Nữ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tham dự Hội nghị.

    - Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Trà Vinh năm 2023 (Chỉ số PAR Index):

    Theo Quyết định số 273/QĐ-BNV ngày 10/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Trà Vinh đứng thứ hạng 48/63 tỉnh, thành phố, với tổng số 85,79 điểm. Tỉnh đạt điểm cao nhất là Quảng Ninh, với 92,18 điểm; tỉnh có số điểm thấp nhất là An Giang với 81,32 điểm. So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh xếp vị trí thứ 07/13. So với kết quả năm 2022, kết quả Chỉ số PAR Index năm 2023 của tỉnh đã tăng 02 hạng và 2,79 điểm.

    Ngày 10/11/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-BNV phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2030”. Theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 08 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần. Tổng điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, có 68 điểm tự đánh giá và 32 điểm là đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Cụ thể là: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 07 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần; cải cách thể chế: 04 tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần; Cải cách thủ tục hành chính: 05 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần; cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 03 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần; cải cách chế độ công vụ: 07 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần; cải cách tài chính công: 03 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: 03 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần; tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 05 tiêu chí, 08 tiêu chí thành phần.

    - Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS) của tỉnh Trà Vinh năm 2023:

    Theo Quyết định số 272/QĐ-BNV ngày 10/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2023 (Chỉ số SIPAS). Chỉ số SIPAS của tỉnh Trà Vinh đạt 84,58%, xếp vị trí thứ 15/63 tỉnh, thành phố. So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh xếp vị trí thứ 2/13. So với năm 2022, kết quả Chỉ số SIPAS năm 2023 của tỉnh Trà Vinh tăng 2,65% (Năm 2022, kết quả Chỉ số SIPAS của tỉnh Trà Vinh là 81,93%, xếp ở vị trí thứ 19/63 tỉnh, thành phố).

    Năm 2023, việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là “sự hài lòng của người dân”) được thực hiện thông qua đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công và việc cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước. Các nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng, mức độ mong đợi của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công và đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công dựa trên tri thức, trải nghiệm của người dân được lắng nghe và sử dụng làm cơ sở để xây dựng chỉ số hài lòng của người dân.
09 nhóm chính sách công quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân được lựa chọn để người dân đánh giá, bao gồm: Chính sách phát triển kinh tế; chính sách khám, chữa bệnh; chính sách giáo dục phổ thông; chính sách nước sinh hoạt; chính sách điện sinh hoạt; chính sách trật tự, an toàn xã hội; chính sách giao thông đường bộ; chính sách an sinh, xã hội và chính sách cải cách hành chính nhà nước. Đối với dịch vụ hành chính công, người dân đánh giá các dịch vụ nói chung được cung ứng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp ở địa phương. Việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công và việc cung ứng dịch vụ hành chính công được thực hiện trên các yếu tố, tiêu chí quan trọng của 02 nội dung này, như sau:

    Thứ nhất là: Đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công và việc cung ứng dịch vụ hành chính công được thực hiện trên 08 yếu tố, gồm: (1) Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công; (2) Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công; (3) Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân; (4) Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công; (5) Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; (6) Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; (7) Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân; (8) Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu (45 tiêu chí quan trọng được lựa chọn để đánh giá đối với 08 yếu tố này).

    Thứ hai là, Đo lường sự hài lòng của người dân được thực hiện trên 09 yếu tố, trong đó: 04 yếu tố về xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công, gồm: (1) Trách nhiệm giải trình của cơ quan; (2) Cơ hội tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách; (3) Chất lượng tổ chức thực hiện chính sách; (4) Kết quả, tác động của chính sách (23 tiêu chí quan trọng được lựa chọn để đanh giá đối với 04 yếu tố ). 05 yếu tố về cung ứng dịch vụ hành chính công, gồm: (1) Tiếp cận dịch vụ; (2) Thủ tục hành chính; (3) Công chức; (4) Kết quả dịch vụ; (5) Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân (16 tiêu chí được lựa chọn để đanh giá đối với 05 yếu tố).

    Ngoài ra, còn có đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân được thực hiện đối với 02 yếu tố nêu trên (10 tiêu chí quan trọng được lựa chọn để đánh giá ).

    Qua kết quả do Bộ Nội vụ công bố, Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh xây dựng báo cáo phân tích Chỉ số PAR Index, SIPAS và đề ra các nhiệm vụ nhằm tiếp tục nâng cao hơn nửa thứ hạng củng như điểm số của Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS trong năm 2024, báo cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nắm, chỉ đạo./.

anh tin bai

Quang cảnh Hội nghị

Tin, ảnh: Truyền Nguyễn.

Tin khác
1 2 3 
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 7
  • Trong tuần: 2 225
  • Tất cả: 1595677